Pages

Wednesday, August 14, 2013

THỰC PHẨM RẤT TỐT CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Hiện tại TPHCM có tỷ lệ người đái tháo đường cao nhất nước, khoảng >7% theo nghiên cứu của Bệnh viện Đại Học Y Dược, và trong nghiên cứu này thì tỷ lệ mắc bệnh ở Nam cao hơn ở Nữ.
Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống dư thừ chất dinh dưỡng, lười vận động, nhậu nhẹt...ở nam giới.

Chính những chế độ ăn uống không khoa học, cộng với lười vận động mà tỷ lệ đái tháo đường tại Việt Nam ngày càng báo động, đặc biệt là những thành phố phát triển như TPHCM và Hà Nội.

Khi bị bệnh đái tháo đường thì cơ thể bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, kèm theo đó là những biến chứng khủng khiếp như: Mù mắt, nhồi máu cơ tim, suy gan, suy thận, hoại tử chân dẫn tới phải cắt chân...

Do vậy để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thì theo BS Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị Oxy Cao áp TP.HCM) khuyên là mỗi tuần nên đổi màu chén cơm 3 lần với gạo màu tím, màu đen, hay gạo mầm vibigaba, gạo lức...thêm vào đó phải có chế độ ăn và tập thể dục hợp lý.

Hiện tại công ty cổ phần lương thực Phương Nam phân phối các sản phẩm rất tốt cho người tiểu đường: Gạo mầm vibigaba, gạo lức đỏ, gạo lức, gạo đen hữu cơ, bột gạo lức rang và mè rang...

Xin liên hệ:
Trần Kiệm
Tel: 0904.66.59.79

THỈNH THOẢNG ĐỔI MÀU CHÉN CƠM VỚI GẠO MẦM VIBIGABA


Gạo mầm vibigaba ăn với muối mè

Chén cơm đã gắn liền với lịch sử sinh tồn của con người trên 2/3 mặt địa cầu. Ngay cả nhiều người da trắng nay cũng đã thay bánh mì bằng cơm. Nhờ tỷ lệ hoài hòa giữa ba thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ nên gạo là món ăn lý tưởng. Gạo vừa cung cấp năng lượng cấp thời, ít gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất, lại vừa không tăng mỡ trong máu. Hay hơn nữa là nhờ tác dụng nhuận trường của chất xơ mà ăn cơm không bị khó tiêu. Lá gan, trái thận được nghỉ xả hơi thay vì phải cáng đáng công việc biến dưỡng cả ngày đêm.

Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ về tác dụng bảo vệ vi mạch, chống lão hóa và nhất là ngăn hiện tượng ngẫu biến trong cấu trúc của tế bào, nghĩa là phòng ngừa ung thư của anthocyanin. Thầy thuốc ở nhiều nước phương Tây ắt hẳn có lý do chính đáng khi cổ động dùng anthocyanin để phòng tránh biến chứng trong bệnh tiểu đường, trong điều trị hậu ung thư.

Đáng tiếc, nhiều thầy thuốc ở xứ mình vẫn chưa đặt anthocyanin trong màu của hạt gạo vào vị trí quan trọng trong phác đồ điều trị. Ung thư đã không thể tung hoành ngang dọc đến thế nếu thầy thuốc trong nhiều chục năm qua nhất quán với quan điểm là bệnh có thể dự phòng nếu tìm cách trung hòa độc tính của chất oxy hóa trong môi trường ô nhiễm bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên. Thuốc vào vừa ngon, vừa thân thiết với con người cho bằng chứng cơm thơm phức? Tại sao lại không mượn sức kháng bệnh từ gạo lức, gạo tím để kịp thời tiếp sức cho cơ thể đã mệt nhoài vì khói thuốc lá, khói xăng dầu, hóa chất gia dụng, chất thải công nghiệp…

Sức khỏe là phần không thể tách rời chất lượng của cuộc sống. Không nhất thiết phải ngày nào cũng gạo đỏ, gạo tím nhưng chục ngày trong tháng nên thay gạo trắng bằng gạo màu chính là biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể, để qua đó, gián tiếp “mài nhọn” sức đề kháng… Biết cách dùng gạo còn vỏ lụa chứa anthocyanin để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như hiểu cách làm ăn. Đợi chi đến hết vốn mới kêu gọi đầu tư. Chén cơm thương ngày bỗng nên thuốc. Còn muốn gì hơn?!

Nguồn: BS. Lương Lễ Hoàng – Trung tâm Điều trị Oxy Cao áp TP.HCM – báo Sức khỏe thứ bảy – ngày 24/11/2012

Gạo mầm VIBIGABA: BIẾN CƠM THÀNH THUỐC

BS Lương Lễ Hoàng
BS Lương Lễ Hoàng

Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm. Nhờ cơ chế tác dụng theo kiểu “3 trong 1” xây dựng trên tỷ lệ hài hòa giữa sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng nhờ hiệu năng “kép”, vừa cung cấp năng lượng, vừa bổ sung dưỡng chất.

Tuy không nổi bật về thành phần dưỡng chất vì không chứa nhiều chất đạm và chất béo như thịt cá, nhưng hạt gạo lại khéo nhờ sự hiện diện của chất xơ để món cơm vừa ăn đã tiêu. Phần vỏ lụa của hột gạo chứa nhiều sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A với ảnh hưởng trên toàn bộ chức năng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, vận động… Bên cạnh đó là các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẽm, vôi… cần thiết cho chức năng tư duy và cấu trúc khỏe mạnh của tóc, da, móng tay… Chưa hết, hoạt chất trong vỏ lụa của hột gạo chính là hợp chất có tác dụng phòng chống ung thư thông qua cơ chế trung hòa độc chất oyx-hóa...

Từ nhận thức đó nhiều thầy thuốc nổi tiếng, dù ở phương Tây, nơi chén cơm không là món ăn căn bản, đã từ lâu không ngừng kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với hột gạo còn nguyên vỏ lụa. Chỉ cần thỉnh thoảng nên thay thế bữa cơm gạo trắng với gạo lức, với nếp than… Nếu được ít ngày trong tuần càng hay, nếu được 1-2 tuần trong tháng càng tốt, như một hình thức giải độc định kỳ cho cơ thể. Không cần phải lên lịch đổi món chi cho cuộc sống thêm phần căng thẳng. Miễn là đừng quên.

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.